
Vấn đề thuần nước khi nuôi cá 7 màu
Thuần nước là vấn đề mà anh em mới chơi thường gặp phải và khiến cho cá 7 màu dễ bị shock nước và nhảy ra ngoài hoặc là bệnh và chết. Do đó trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm thuần nước và sai lầm khi thay nước cho cá 7 màu.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Vấn đề pH
Trên youtube hoặc các kênh chia sẻ kinh nghiệm thường nói rằng môi trường sống tốt nhất của cá 7 màu là khoảng 6.5 đến 7.5. Tin này khiến cho nhiều anh em hoang mang khi thấy nước của nhà mình có độ pH dưới mức đó hoặc là trên mức đó.
Mình thấy có nhiều anh em đã tìm đủ mọi cách, mọi loại thuốc để giảm hoặc tăng pH nhưng cuối cùng độ pH vẫn giữ nguyên.
Những kinh nghiệm này không sai, đúng là ở độ pH 6.5 đến 7.5 cá 7 màu sống khỏe nhất, nhưng không có nghĩa là thấp hơn hoặc cao hơn là không nuôi được. Thực tế, nhiều người nuôi ở mức 8.5-9 cá vẫn sống tốt, đẻ bình thường.
Thứ mà cá 7 màu thực sự cần là độ ổn định của nước và mức độ mà cá được thuần nước đó.
2. Cách thuần nước
Đầu tiên anh em cần xác định xem cá mình đã mua được nuôi ở đâu :
+ Nếu được nuôi trong cùng thành phố thì hầu như chắc chắn là nuôi cùng một nguồn nước (nước máy cấp cho toàn thành phố). Có 1 trong 2 cách thả sau :
- Ngâm bịch đóng cá trong khoảng 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ. Sau đó thêm 1 ít nước từ bể vào trong bịch dần dần mỗi 5p vài lần cho đến khi nước bể chiếm phần lớn.
- Ngâm 15-20 phút và tháo bịch ra cho cá tự bơi ra ngoài.

+ Nếu cá mua từ tỉnh thành khác thì tốt nhất nên bỏ bịch và đổ cả cá và nước ra một chậu và châm nước từ bể nuôi vào chậu thật từ từ đến khi nước bể chiếm phần lớn.
3. Cách thay nước không bị shock
Cá 7 màu ưa môi trường nước ổn định, vì vậy khi thay không nên thay quá 30% lượng nước.
- Bao lâu thì thay nước:
+ 1-2 tháng: Đây là trường phái nuôi bằng nước tù, nước luôn ổn định. Hầu như không hút phân hoặc châm nước khi đã ổn định môi trường.
+ Hàng ngày: Mỗi ngày đều thay khoảng 10% nước, giúp cá luôn khỏe và sung.
* Không có trường phái nào tốt hơn, mỗi cách đều có ưu điểm riêng.

4. Cá 7 màu có thể nuôi bằng nước máy trực tiếp hay không?
Có thể, tuy nhiên chỉ nên làm nếu thật sự tự tin.
Cách thuần: Hàng ngày lấy lượng nước máy bằng 1/10-1/15 bể châm vào bể.
Với cách này thì sẽ tiết kiệm được quãng thời gian phơi nước, luôn có nước để thay, khi thay cá không hề bị shock nước.
* Đây là kinh nghiệm mình học được từ anh em đồng ngư và đã áp dụng thành công, anh em lưu ý là nước bể càng nhiều thì lúc châm nước càng khó bị shock.
* Chỉ nên làm khi có kinh nghiệm về thuần nước.
Chúc anh em nuôi cá thành công ( ͡° ͜ʖ ͡°)
Tác giả: Tùng Lâm


2 bình luận
Truon.9
Chào AD, cho em hỏi cá bị sình bụng xù vảy vs tóp bụng thì trị và phòng ntn ạ
Lamuto
Chào bạn! Đối với việc cá sình bụng xù vảy thì mình có lời khuyên như sau:
-Bạn nên hạ thổ hoặc thả đi vì một khi cá bị xù vảy thì khả năng chết rất cao và không đáng công chữa chạy. Tuy nhiên nếu bạn thật sự muốn cứu cá thì có thể thử một trong các cách sau:
+Tách cá bệnh ra và hạ nước thấp, không cho ăn và châm ít men tiêu hóa dạng lỏng dành cho em bé mua ngoài tiệm thuốc.
+Tách cá bệnh ra và hạ nước thấp, không cho ăn, sử dụng thuốc Tetracylin/Xanh Methylen. Đối với 2 loại thuốc này thì cần cẩn trọng với liều lượng thật ít khi sử dụng vì 2 thuốc này rất nặng và độc.
Qua vài ngày nếu bụng cá xẹp xuống thì cho ăn vài con artemia (thật ít) cho tới khi cá khỏe lại.
-Cách phòng tránh:
+Không cho ăn arte ấp nở đã để quá lâu mà không để trong ngăn cấp đông (>6-7 ngày).
+Không cho ăn bobo/trùn chỉ bẩn chưa qua xử lí.
+Không bao giờ nên cho ăn quá no.
+Cá mới mua về không nên cho ăn mà nên nhịn 1-2 ngày.
-Các trường hợp cá tóp bụng thường là cá mái mới đẻ xong/ăn phải thức ăn chứa ký sinh và cũng cực kỳ khó chữa (Tetracylin+Tinidazol liều lượng cực thấp:~1/2 viên 500mg/50l nước). Cách phòng: Luôn giữ nước sạch, không cho ăn những đồ ăn bẩn hoặc quá đát.
Túm cái quần lại thì mình khuyên ae nên phòng bệnh hơn chữa bệnh ( ͡° ͜ʖ ͡°) nhất là đối với các bệnh đường ruột vì chữa rất mệt mà tỉ lệ sống không cao. Chúc bạn nuôi cá thành công!