Dụng cụ làm bể

Phân biệt và chọn vật liệu lọc thủy sinh

Vật liệu lọc thủy sinh là khái niệm mới đối với những người mới tiếp cận với bộ môn này. Đây cũng là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong thủy sinh.

Vật liệu lọc là gì?

Theo tìm hiểu của mình, vật liệu lọc về cơ bản là “nhà” của vi sinh vật. Vi sinh vật cũng như người, cần “an cư lạc nghiệp”. Khi chúng bám cố định được vào những bề mặt nhất định, vi sinh vật sẽ phát triển tốt hơn, ăn được nhiều chất thải, phân hủy chất độc tốt hơn.

Do đó, vật liệu lọc tốt là vật liệu lọc mang đến nhiều diện tích bề mặt để vi sinh vật bám nhất. Dù vậy, không thể nói là vật liệu lọc càng to thì càng nhiều diện tích cho vi sinh vật sống. Không phải bề mặt nào cũng phù hợp cho vi sinh vật.

Để nói chính xác về thông số của các vật liệu lọc và hiệu quả của chúng cần rất nhiều thời gian và kiến thức chuyên môn (mà mình thì không có cái đó).

Thế nên mình nghĩ đơn giản nhất là chọn vật liệu lọc theo những người đi trước. Nếu họ đã dùng rồi và luôn đảm bảo được nước trong vắt, cá tép cây sống khỏe, thì tức là họ làm đúng. Mà làm đúng thì mình cứ thế theo thôi tội gì :D.

Các loại vật liệu lọc

Trên thị trường hiện tại, có rất rất nhiều loại vật liệu lọc khác nhau. Ở đây mình sẽ nhắc tới vài loại chính mà mình đã sử dụng qua.

Bông lọc

Đây là loại được ưa chuộng nhất vì nó khá dễ hiểu đối với mọi người. Chất bẩn trong nước bị miếng bông giữ lại và nước sạch sẽ tiếp tục trở về bể. Ngoài ra, bông lọc cũng có tác dụng giữ và ổn định vi sinh rất tốt. Những người có kinh nghiệm set bể mới thường lấy bông lọc từ bể cũ sang bể mới để nhanh khởi tạo môi trường cho bể mới (tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức). Trong khi đó, giá bông lọc lại cực rẻ, dễ mua, dễ thay thế.

Bông lọc bể cá Hoàng Nam kích thước 64 x 13cm

Nham thạch

Đá nham thạch là loại vật liệu lọc siêu rẻ, nhưng cần lưu ý là chỉ phù hợp với lượng sinh vật rất ít, khi mua về cần rửa kĩ vì nó có thể còn lưu lại nhiều bụi bẩn trong quá trình khai thác và vận chuyển.

Vật liệu lọc Đá nham thạch hạt to (Bán theo Kg) | Shopee Việt Nam
Đá nham thạch rất dễ tìm ở các hàng thủy sinh, và cũng rất rẻ.

Gốm nung Trung Quốc

Đây là loại vật liệu lọc siêu phổ biến, gần như mua ở đâu cũng có. Loại này theo mình đọc có tác dụng nhất định, không thể nói là quá tốt nhưng phù hợp với túi tiền và nhu cầu cơ bản của mọi người.

Nếu bạn thắc mắc người ta mua cái này về làm gì thì bây giờ bạn đã có câu trả lời rồi đó :))
Cho vật liệu lọc vào ngăn của lọc thác như thế này là các bạn có một cái lọc tàm tạm rồi.

Vật liệu lọc Matrix

Loại này được khen rất nhiều, vì thế bản thân mình cũng chọn loại này cho tất cả các bể mà mình từng làm. Mình thấy ổn vì giá thành cũng không quá đắt (28k/100ml). Đôi lúc các cửa hàng cũng cháy hàng không có để bán. Lưu ý là họ bán theo lít và ml, không phải theo cân nặng nhé (100ml nặng tầm 70g thì phải).

Vật liệu lọc Seachem matrix | Shopee Việt Nam
Hình dáng của Matrix.

Seachem Purigen

Đây là dạng vật liệu lọc hóa học. Thay vì làm nơi trú ẩn cho vi sinh, nó sẽ hút các chất bẩn hoặc chất gây màu trong nước, cuối cùng khiến nước của bạn có hiệu ứng “trong như pha lê”. Cần lưu ý là purigen là các hạt nhỏ xíu, vì vậy cần phải cho vào túi nhựa trong khi đặt vào các ngăn lọc. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng purigen sẽ cực bẩn và cần phải rửa sạch lại bằng thuốc tẩy. Khá phức tạp. Các bạn có thể thử nghiệm sản phẩm này nếu có đam mê với “nước trong vắt” và tài chính cho phép (purigen khá đắt, mình mua tầm 180k/100ml).

Mã 1511FMCGSALE giảm 8% đơn 500K] Vật Liệu Lọc SEACHEM PURIGEN - Siêu Vật  Liệu Lọc Khiến Nước Tàng Hình | Shopee Việt Nam

Ngoài ra, có rất nhiều sản phẩm vật liệu lọc khác như Neo, substrate, đá lông vũ, sứ thanh, hạt kaldnes,… và nhiều loại không tên nữa (hoặc mình không biết). Để tìm hiểu kĩ hơn về những loại này các bạn có thể vào các hội nhóm thủy sinh để xin tư vấn.

Còn theo mình nếu chỉ chơi thủy sinh thì không nhất thiết phải đi quá sâu vào việc so sánh như vậy. Hiện tại khi làm bể mình đều chọn matrix + purigen, thỉnh thoảng đảo qua các loại khác cho vui, chứ không phải vì có cơ sở khoa học gì cả =)).

Chúc các bạn may mắn, nếu cần tham khảo về các thông tin khác liên quan tới bể thủy sinh, ấn ngay vào đây nhé.

3 bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!