Cá 7 màu,  Hướng dẫn làm bể

Làm bể đơn giản cho cá 7 màu/guppy

Cách set bể cho cá 7 màu như nào là hợp lý luôn là một vấn đề đối với những anh em mới tập chơi, do những người chơi mới thường thiếu kiến thức về môi trường cũng như cách để cho cá trở nên khỏe hơn, khó bệnh hơn. Sau đây mình sẽ chỉ ra cách để set bể nuôi cá 7 màu cũng như một số sai lầm ở anh em mới tập chơi:

Cách set bể đơn giản

  • Đầu tiên chúng ta cần phải có một chỗ để có thể chứa được nước, không gian nuôi cá 7 màu không được quá hẹp, đó có thể là bể kính cub30, hay thùng xốp, lu nước, bể xi măng,… Mỗi loại bể này đều có 1 ưu điểm cũng như nhược điểm trong việc nuôi cá 7 màu, mình để bài phân tích tại đây ->So Sánh các loại vật dụng phổ biển nhất để nuôi cá
  • Tiếp theo, vấn đề quan trọng nhất chính là Nước. Người ta nói “Chơi cá là chơi nước” quả không sai. Cá cần phải có một môi trường nước ổn định về cả pH, nhiệt độ thì mới có thể sống tốt. Việc chuẩn bị nước khá là đơn giản, chỉ cần sục khí oxy 12h-24h là có thể sử dụng, hoặc phơi nước 1-2 ngày. Sau đó cần cho cá thuần nước ->Vấn đề thuần nước khi nuôi cá 7 màu.
  • Nhiều anh em nghĩ để nuôi được cá chỉ cần có nước vào bể là sai. Để nuôi được tốt bất kì loài cá nào cũng cần có vi sinh. Anh em có thể mua vi sinh PSB, Extrabio, Jlab,.. và châm theo liều lượng được hướng dẫn. Vi sinh là một loại lợi khuẩn giúp phân hủy thức ăn thừa, phân cá, loại bỏ chất độc trong nước, hạn chế được mầm bệnh cho cá.
  • Bên cạnh vi sinh, thì muối cũng cần được cho vào bể để ngừa bệnh cho cá 7 màu. Các bạn nên cho muối vào bể với tỉ lệ 1g muối/1l nước. Muối sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh và hạn chế mầm bệnh phát triển.
  • Sủi oxy: có thì tốt không có không sao. Sục khí giúp cho cá năng động hơn, làm bay hơi các khí độc tồn tại trong nước, tăng nồng độ oxy trong nước, cá bột mau lớn hơn. Cá khỏe hơn-> ít bệnh hơn. Tuy nhiên những anh em nào không có điều kiện mua máy sủi cũng không cần quá lo lắng vì cá 7 màu cũng không phải là loài cá cần nhiều oxy.
  • Vật liệu lọc: Có thể là đá nham thạch, sứ lọc, matrix,…. Những anh em sử dụng máy sủi có thể dùng thêm lọc bio. Những vật liệu lọc này có bề mặt nhiều lỗ, là nơi cho vi sinh trú ẩn và phát triển.

           =>Ví dụ: Thùng xốp + Nước + Sứ lọc + Vi sinh + Muối +(Sủi Oxy)

Ngoài ra có thể thêm 1 số loại rong hoặc bèo thủy sinh. Recommend: rong đuôi chồn, đuôi chó, bèo Nhật,…

Những sai lầm ở người mới

  • Top 2: Cho trẻ con đụng vào bể: Còn cái nịt ( ͡° ͜ʖ ͡°)
  • Top 1: Mua cá bệnh: Cái nịt cũng không còn ( ͡° ͜ʖ ͡°)

      Ngoài ra :

  • Nuôi trong không gian quá hẹp: những thứ như bình thủy tinh thường bán ở chợ thường có diện tích hẹp, khó vệ sinh, nuôi ở mật độ cao dễ hỏng nước. Hỏng nước-> Nước dễ gây mầm bệnh->Cá chết. ( ͡° ͜ʖ ͡°) Hỏng nước->Thay nước->Nước không ổn định->Cá chết do shock nước. Nếu vẫn muốn nuôi thì mình khuyên chỉ nên nuôi 1-2 con và hạn chế cho ăn.
Chậu thủy tinh mini , bể cá mini tròn 10cm | Tiki
Nuôi cá trong mấy chậu kiểu này là cách giết cá nhanh nhất. Tất nhiên nếu các bạn thích giết cá thì vô tư :))
  • Cho đồ nhựa vào bể: Hiện nay ở các chợ cũng như cửa hàng thủy sinh đều bán cây thủy sinh làm bằng nhựa trông khá bắt mắt. Tuy vậy lá của những cây này khá sắc và cứng, cá bơi qua có thể cọ vào làm xước da, làm cho cá dễ bị nhiễm trùng và bệnh.
Bộ 5 cây nhựa thấp trang trí bể cá nhiều màu (Mẫu ngẫu nhiên) | Shopee Việt  Nam
Xin lỗi các shop nhưng mà mấy cây nhựa này hại bể lắm…
  • Đá nhiều màu: Không có tác dụng,làm tốn thời gian của bạn khi dọn bể hoặc lật bể.
….cả mấy cái sỏi này nữa.
  • Thay nước quá nhiều: Như mình đã nói, nuôi cá cần có một môi trường nước ổn định. Điều đó không có nghĩa là không thể thay nước thường xuyên. Các bạn có thể thay nước mỗi ngày khoảng 10% bằng cách hút cặn đáy và châm thêm ít nước mới. Sai lầm là mỗi lần thay các bạn thay khoảng 50-70% lượng nước trong bể, dẫn đến cá shock nước. Hoặc là sử dụng nước máy không khử clo để thay.
  • Cho ăn quá nhiều: Cho quá nhiều thức ăn làm cho thức ăn bị thừa, dẫn đến hỏng nước. Hoặc cho cá ăn quá nhiều mà không hút phân cặn cũng làm hỏng nước. Nên cho cá ăn với lượng vừa phải.
Combo trẻ nhỏ + cho ăn nhiều luôn khiến các bậc phụ huynh toát mồ hôi.
  • Tay có dầu gió chạm vào bể: Cá rất kỵ với dầu gió, chỉ cần có dầu trên tay bạn mà chạm vào nước là xác định lật bể.
  • Động vào bể quá nhiều: Hạn chế động tay vào bể cá trừ khi hút cặn.

   Chúc anh em nuôi cá thành công ( ͡° ͜ʖ ͡°)

Tác giả: Tùng Lâm

Một bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!